Thói quen ăn uống lành mạnh không chỉ là thực đơn lành mạnh mà còn là cách ăn khoa học. Để giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, phụ huynh cần chú ý tạo thói quen ăn uống lành mạnh để đảm bảo nhu cầu năng lượng hàng ngày cho trẻ.
Hình thành thói quen ăn uống lành mạnh cho trẻ
Theo tiến sĩ Lisa Fries, Chuyên gia về hành vi ăn uống cho trẻ tại Viện Khoa học Sức khỏe Nestle, Thụy Sĩ, trẻ em khi được tập thói quen ăn uống lành mạnh từ nhỏ sẽ lớn lên khỏe mạnh hơn. Vì vậy, ngay từ khi còn nhỏ, bố mẹ nên giúp trẻ hình thành thói quen ăn uống tốt cho sức khỏe với một số giải pháp dưới đây:
Tuân thủ thời khóa biểu các bữa ăn
Hầu hết trẻ em cần 3 bữa ăn chính và thêm 2 bữa phụ cho bé. Bố mẹ nên cân bằng dinh dưỡng và đảm bảo việc ăn uống của trẻ theo thời gian và lượng thức ăn phù hợp.
Phụ huynh có thể tham khảo bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị của Bộ Y Tế để cho trẻ ăn đúng với nhu cầu và độ tuổi. Ngoài ra, hãy tuân thủ nghiêm ngặt thời gian biểu của các bữa ăn và không để trẻ ăn vặt trong suốt cả ngày để xây dựng thói quen ăn uống đúng lúc, tốt cho sức khỏe.
Tập trung vào chế độ ăn uống cân bằng
Bác sĩ CKII Đỗ Thị Ngọc Diệp, nguyên Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM chia sẻ: “Phụ huynh nên tìm hiểu thông tin về nhu cầu năng lượng cần thiết cho trẻ mỗi ngày. Nên chuẩn bị đủ 3 bữa ăn chính và các bữa phụ cho bé (1-3 bữa). Cần đảm bảo cho trẻ ăn đủ các nhóm thực phẩm chứa chất đạm, chất béo, bột đường, trứng, rau, trái cây sữa, các sản phẩm từ sữa để bổ sung dinh dưỡng và năng lượng cần thiết. Để trẻ không cảm thấy nhàm chán, phụ huynh nên trang trí đẹp mắt và thay đổi món ăn thường xuyên”.
Từ 6 tuổi trẻ bắt đầu đi học, nên khẩu phần ăn cần cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho bé cho sự phát triển cơ thể và đảm bảo đủ năng lượng để đảm bảo học tập hiệu quả. Theo nghiên cứu dinh dưỡng theo lứa tuổi, trẻ 6 tuổi có nhu cầu năng lượng hàng ngày là 1470 Kcal/ngày, từ 7 - 9 tuổi là 1825 Kcal/ngày, và trẻ 10 - 12 tuổi cần 2010 Kcal đối với nữ và 2110 Kcal đối với nam. Như vậy, nhu cầu năng lượng cần cho trẻ từ 6 - 12 tuổi dần lớn hơn.
Theo đó, phụ huynh cần kiểm soát lượng đường mỗi ngày ở ngưỡng phù hợp để đảm bảo trẻ có đủ năng lượng hoạt động mỗi ngày, tránh được các áp lực về cân nặng hay các bệnh lý như tiểu đường, tim mạch... Phụ huynh có thể thay thế các đồ ăn vặt như nước ngọt, bánh kẹo... bằng các loại rau, củ, quả, sữa ít đường để xây dựng chế độ ăn lành mạnh cho trẻ.
Không nên nhồi nhét bắt trẻ ăn quá nhiều đồ ăn
Thói quen của nhiều bố mẹ là cố gắng bắt con trẻ ăn lượng thức ăn nhiều cùng một lúc. Tuy nhiên, điều này không nên làm bởi hệ tiêu hóa của trẻ còn nhỏ không thể ăn quá nhiều thức ăn.
Khác với người lớn trẻ nhỏ nên ăn thành nhiều bữa trong ngày, việc nhồi nhét đồ ăn vừa gây hại cho hệ tiêu hóa lại gây cảm giác chán ghét món ăn đó sau này. Bố mẹ nên cho con ăn đúng bữa, xen kẽ bữa chính với các bữa ăn phụ, cân đối lượng thức ăn và hàm lượng chất dinh dưỡng cho bé phù hợp với thể trạng và từng độ tuổi.
Theo Bác sĩ CKII Dương Thị Kim Loan, Trưởng khoa Dinh dưỡng lâm sàng, Bệnh viện Thống Nhất: “Cha mẹ nên đánh giá khả năng ăn uống của trẻ để có kế hoạch điều chỉnh kịp thời. Chẳng hạn, khi trẻ ăn ít chất đạm, uống không đủ sữa, cha mẹ cần cho ăn bổ sung thực phẩm mà trẻ yêu thích bằng lượng tương đương”.
Muốn trẻ có thói quen ăn uống lành mạnh, bố mẹ nên là tấm gương tốt cho con học tập. Cả nhà hãy cùng ăn đúng bữa, ăn đủ các thực phẩm đảm bảo dinh dưỡng và không ăn những đồ vặt gây hại cho sức khỏe. Qua việc ăn cùng con, phụ huynh còn hiểu hơn về trẻ, biết con thích loại thực phẩm nào, từ đó điều chỉnh các bữa ăn sao cho vừa hấp dẫn, vừa cân bằng dinh dưỡng.
Cân bằng dinh dưỡng với sữa MILO ít đường công thức mới
Với trẻ nhỏ, lựa chọn thực phẩm là việc quan trọng hàng đầu khi xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh. Bên cạnh các thực phẩm tự nhiên cần chế biến, sữa là đồ uống cung cấp dinh dưỡng quan trọng trong khẩu phần ăn của trẻ.
Sữa MILO ít đường công thức mới vẫn giữ các hàm lượng chất dinh dưỡng thiết yếu từ chất bột đường, chất đạm, chất béo và bổ sung đa dạng 7 loại vitamin và khoáng chất với công thức từ sản phẩm MILO truyền thống. Điểm khác biệt của thành phần MILO ít đường này đến từ việc giảm hàm lượng đường trong sản phẩm, tăng lượng sữa nên vẫn giữ nguyên hương vị cacao lúa mạch hấp dẫn mà trẻ yêu thích. Tác dụng của MILO ít đường đến từ việc cân bằng dinh dưỡng và hạn chế lượng đường hấp thu đều mang lại lợi ích tốt cho sức khỏe của trẻ em.
Bổ sung hai ly sữa MILO ít đường mỗi ngày, trẻ sẽ được bổ sung năng lượng cho những hoạt động vận động và vui chơi mà không lo bị đuối sức hay mệt mỏi.
Mẹ đừng quên chuẩn bị Nestle MILO ít đường hàng ngày để con luôn tự tin và khỏe mạnh, cân bằng dinh dưỡng, tránh thừa cân, giảm nguy cơ béo phì nhé!
Tìm hiểu thêm bài viết: Lựa chọn bữa xế chuẩn “cool ngầu” cho Gen Z