05/06/2024

Khi Nào Trẻ Dậy Thì? Uống Milo Có Gây Dậy Thì Sớm Không

Trong hành trình làm cha mẹ, việc chăm sóc và dẫn dắt con cái qua những giai đoạn quan trọng của tuổi dậy thì thường đem lại nhiều thách thức và bối rối. Từ những nụ cười đến những nỗi lo âu, từ sự tò mò đến sự phản kháng, tất cả đều là những giai đoạn phát triển cảm xúc của con trẻ. Trong bài viết này, MILO muốn chia sẻ với các bạn một chút về những kinh nghiệm và lời khuyên bổ ích trong việc chăm sóc trẻ qua tuổi dậy thì. 

Tuổi dậy thì của trẻ thường bắt đầu khi nào? 

Tuổi dậy thì là giai đoạn quan trọng trong sự phát triển của trẻ, khi con từ tuổi thiếu niên trở thành thanh thiếu niên thông qua những biến đổi về cảm xúc và cơ thể. Tùy vào cơ địa, tuổi dậy thì ở mỗi trẻ sẽ khác nhau.

Đa số các bé gái sẽ bắt đầu tuổi dậy thì khi con từ 8 đến 13 tuổi, và đa số các bé trai sẽ bắt đầu từ 9 đến 14 tuổi. Tuy nhiên, cũng có trường hợp bắt đầu sớm hơn hoặc muộn hơn là điều hoàn toàn bình thường.

Mỗi trẻ có thể có sự biến đổi về thời gian bắt đầu và quá trình dậy thì. Sự khác biệt về tuổi bắt đầu dậy thì phụ thuộc vào nhiều yếu tố như di truyền, môi trường sống, chế độ dinh dưỡng và sức khỏe tổng thể. 

Khi nào trẻ bắt đầu tuổi dậy thì? 

Hormon từ não là nguyên nhân chính kích thích quá trình tuổi dậy thì. Hormon là các chất hóa học thông báo cho cơ thể biết cần thực hiện các hành động gì.

•    Ở nam giới: Hormon này kích thích tinh hoàn tạo ra hormon testosterone và tinh trùng.
•    Ở nữ giới: Hormon này kích thích buồng trứng tạo ra hormon estrogen và kích thích sự phát triển và phát hành trứng.

Các loại hormon tuổi dậy thì khác đến từ tuyến thượng thận, một cặp tuyến nằm ở đỉnh của thận. Những hormone này gây ra sự phát triển của tóc chân và tay, mùi cơ thể và mụn trứng cá.

Những thay đổi về mặt cơ thể xảy ra trong tuổi dậy thì là gì?

Trong quá trình chăm sóc trẻ giai đoạn tuổi dậy thì, việc hiểu rõ về những thay đổi trên cơ thể của trẻ là vô cùng quan trọng để giúp trẻ trải qua “hành trình” này một cách tự tin và thoải mái hơn. Dưới đây là một số thông tin cơ bản về những thay đổi đầu tiên ở các bé:

Bé trai

•    Tâm lý tuổi dậy thì ở con trai thường thay đổi rõ rệt, trẻ rất dễ hiếu thắng, muốn khẳng định bản thân, thích tự đưa ra những phán đoán cho riêng mình và muốn độc lập.
•    Sự phát triển của tinh hoàn là một dấu hiệu đầu tiên cho thấy bắt đầu giai đoạn tuổi dậy thì.
•    Lông sẽ bắt đầu mọc dày hơn ở những vùng tay chân, ria mép, cơ quan sinh dục,...
•    Giọng nói của con cũng sẽ biến đổi; cơ thể sẽ trải qua sự thay đổi về hình dáng, bao gồm việc tăng cân, vai rộng và sự phát triển của cơ bắp.

Bé gái

•    Tâm lý tuổi dậy thì ở con gái thường rất nhạy cảm và dễ bị tác động bởi những người xung quanh.
•    Sự phát triển của ngực là biểu hiện đầu tiên của quá trình tuổi dậy thì ở bé gái.
•    Lông sẽ nhiều hơn ở các khu vực như dưới cánh tay, chân, cơ quan sinh dục,...
•    Hình dạng cơ thể sẽ trải qua sự thay đổi với việc hông mở rộng, tăng cân và mỡ cơ thể, và cuối cùng là sự phát triển của chu kỳ kinh nguyệt.

Cách bé vượt qua khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì

Trong quá trình khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì, trẻ em thường phải đối mặt với những sự biến đổi về cảm xúc và cơ thể. Điều này có thể gây ra sự bất an, lo lắng và thậm chí là sự tự ti cho các bé. Ba mẹ hãy luôn đồng hành và chia sẻ cùng trẻ trong giai đoạn phát triển này nhé. Dưới đây là một số cách giúp con vượt qua những khủng hoảng tâm lý trong tuổi dậy thì ba mẹ có thể tham khảo:

1. Tạo môi trường giao tiếp cởi mở

Một trong những điều quan trọng nhất là tạo ra một môi trường an toàn và ấm áp cho con cái để trẻ có thể mở lòng và chia sẻ mọi điều. Đây là cơ hội để các bé biết rằng không có gì phải xấu hổ hoặc sợ hãi khi nói về những thay đổi trong cơ thể và tâm trí của mình.

Trong giai đoạn tuổi dậy thì, trẻ em thường đối mặt với nhiều biến đổi cảm xúc và cơ thể. Hãy dành thời gian lắng nghe con cái mà không đánh giá hoặc phê phán. Điều này giúp con cảm thấy thoải mái hơn khi chia sẻ những suy nghĩ và lo lắng của mình.

2. Trấn an và giải thích

Đừng quên rằng mỗi trẻ em đều phát triển theo cách riêng của mình, và không có một "kịch bản hoàn hảo" cho việc nuôi dạy con cái. Hãy nhìn vào cái gì tốt nhất cho gia đình của bạn và cố gắng để tạo ra một môi trường tích cực và động viên cho con cái của mình.

Hãy là nơi để cung cấp thông tin đúng đắn và rõ ràng về quá trình tuổi dậy thì của con, để các bé hiểu hơn về những thay đổi mà mình đang trải qua. Và đừng quên tìm hiểu về những lo lắng cụ thể của con và cố gắng giải đáp chúng một cách khéo léo và nhân văn.

3. Tham gia các hoạt động tích cực

Khuyến khích trẻ em tham gia vào các hoạt động vui chơi, thể chất hoặc sáng tạo như thể thao, âm nhạc, hoặc vẽ tranh. Những hoạt động này giúp trẻ giảm căng thẳng lo lắng, tạo ra một tinh thần tích cực và làm cho quá trình tuổi dậy thì trở nên dễ chịu hơn. 

Bên cạnh đó, các mẹ hãy giúp trẻ bền bỉ hơn để có thể tham gia trọn vẹn các hoạt động trong ngày.

4. Tạo môi trường ổn định và an toàn

Xây dựng một môi trường gia đình ổn định và yên bình, nơi trẻ em cảm thấy an toàn và hạnh phúc. Đảm bảo rằng con biết rằng mình luôn có một nơi để trở về và một người để trò chuyện khi cần thiết.

5. Ăn uống lành mạnh và bổ sung dinh dưỡng

Và tất nhiên cũng không quên cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho bé thông qua một chế độ ăn uống cân đối và lành mạnh.

Để nâng cao sức bền và phát triển tiềm năng của trẻ, ba mẹ cần bổ sung dinh dưỡng hợp lý và khuyến khích trẻ tham gia hoạt động thể chất mỗi ngày. 

Theo kết quả nghiên cứu lâm sàng vừa được Viện Dinh dưỡng Quốc gia công bố tháng 1/2024, uống sữa lúa mạch Nestlé MILO mỗi ngày kết hợp với vận động thể chất giúp trẻ em bền bỉ hơn sau 3 tháng.

Uống Milo có gây dậy thì không

Ngoài ra, MILO còn bổ sung các nguồn dinh dưỡng cần thiết như canxi, protein,…và năng lượng cần thiết khác hỗ trợ cho quá trình phát triển toàn diện của trẻ.

Trẻ uống MILO có dậy thì sớm không?

Sữa Lúa Mạch Nestlé MILO có chứa hợp chất ACTIV-GO là sự kết hợp độc đáo của PROTOMALT - chiết xuất từ mầm lúa mạch nguyên cám - cùng các vitamin và khoáng chất thiết yếu, đóng vai trò quan trọng trong việc giải phóng năng lượng, giúp tăng cường chức năng cơ và hệ xương, hỗ trợ tích cực cho các hoạt động thể chất và trí tuệ cho trẻ. Vì thế, MILO hoàn toàn không phải nguyên nhân khiến trẻ dậy thì sớm.

Với thành phần dinh dưỡng phong phú, MILO là thức uống tuyệt vời để bổ sung năng lượng cho trẻ sau những giờ học mệt mỏi và tăng sức bền cho trẻ. Vì thế, ba mẹ đừng quên cho bé uống MILO mỗi ngày, giúp bé tăng sức bền, thêm ý chí và tinh thần để học tập và vui chơi!
Hãy trở thành người bạn đồng hành cùng con để cùng con trải qua giai đoạn tuổi dậy thì ba mẹ nhé!