Mùa thi là khoảng thời gian các sĩ tử phải thức khuya, dậy sớm nên cần được bổ sung những thực phẩm giàu dinh dưỡng và tràn đầy năng lượng, đảm bảo hoạt động học tập và vận động suốt ngày dài.
1. Các loại thực phẩm cần thiết giúp trẻ thi tốt
Để giúp con phát huy tối đa sức mạnh cho việc thi cử, mẹ cần lưu ý bổ sung những thực phẩm dưới đây:
Sữa
Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, bữa sáng dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với cơ thể. Vì vậy, mẹ nên bổ sung sữa vào bữa sáng để sĩ tử được nạp năng lượng sau một đêm dài, tăng khả năng tập trung, đầu óc minh mẫn và tinh thần thoải mái.
MILO Bữa Sáng cân bằng là “ứng cử viên” sáng giá cho cho bữa sáng nhanh gọn, giàu dinh dưỡng và năng lượng để sĩ tử tỏa sáng trong mùa thi. Sản phẩm có sự kết hợp hoàn hảo giữa 3 loại yến mạch, gạo lứt và lúa mì, bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết như canxi, chất xơ, vitamin, khoáng chất…
Tỷ lệ đạm, đường, chất béo trong sữa MILO đầy đủ và cân đối theo Bảng Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam của Viện Dinh dưỡng - Bộ Y tế. Bữa sáng dinh dưỡng và đảm bảo năng lượng nhờ sự góp mặt của sữa MILO giúp tinh thần sảng khoái, tập trung tốt, đồng thời giúp hệ xương, cơ khỏe mạnh, săn chắc.
Để bổ sung năng lượng bền bỉ làm bài thi, mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng và giấc ngủ của trẻ. Sữa lúa mạch MILO bổ sung dinh dưỡng và năng lượng bền bỉ, để trẻ tập trung, tỉnh táo, tiếp thu kiến thức và có được kết quả tốt trong mùa thi.
Cá
Cá chứa nhiều Omega-3, rất tốt cho hoạt động của não bộ. Theo WebMD, Omega-3 trong cá giúp cải thiện năng lực não bộ, đầu óc tỉnh táo và duy trì khả năng tập trung. Mẹ hãy bổ sung 3-4 bữa cá (cá hồi, cá thu, cá mòi, cá ngừ…) mỗi tuần để sĩ tử luôn cảm thấy thoải mái và tràn đầy năng lượng làm bài thi.
Thịt
Thịt là thực phẩm giàu axit amin - chất dẫn truyền thần kinh và tăng cường hoạt động của não bộ. Ngoài ra, hàm lượng protein trong thịt dồi dào, giúp định hình cấu trúc mô tế bào, hỗ trợ truyền tín hiệu, vận chuyển, lưu trữ chất dinh dưỡng và bổ sung năng lượng. Thịt lợn bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết, giúp não khỏe mạnh và tăng cường miễn dịch cơ thể.
Nấm
Theo nghiên cứu của Trường Y Yong Loo Lin, NUS, ăn 300g nấm chín mỗi tuần sẽ giảm 50% nguy cơ sa sút của não bộ. Các chất trong nấm có khả năng ức chế sản xuất protein độc hại, tích lũy trong não và gây bệnh Alzheimer. Trường Đại học Quốc gia Singapore đã nghiên cứu và thấy rằng, ăn nấm giúp phòng ngừa bệnh suy giảm nhận thức mức độ nhẹ (MCI).
Hàm lượng sắt trong nấm dồi dào, đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra tế bào mới và ngăn ngừa tình trạng thiếu máu. Nấm còn chứa dưỡng chất giúp tăng khả năng miễn dịch, bảo vệ sĩ tử khỏi các bệnh đường hô hấp.
Trứng
Để sĩ tử “tỏa sáng” trong mùa thi, mẹ đừng bỏ quả trứng nhé! Lòng đỏ trứng giúp bổ sung chất phospholipid - chất béo “thông minh” của não bộ. Chất này có khả năng tạo myelin bao bọc dây thần kinh, thúc đẩy quá trình truyền tín hiệu một cách trơn tru trong não.
Bên cạnh đó, protein trong trứng giúp tăng cường tư duy và khả năng miễn dịch. Thực phẩm này còn có nhiều chất đạm, béo, canxi, kẽm, sắt, vitamin, cholesterol… rất tốt cho cơ thể.
Trái cây
Trái cây và rau xanh chứa nhiều carbohydrate, giúp cơ thể dồi dào năng lượng để học tập tốt hơn. Bố mẹ nên cho bé ăn nhiều trái cây màu đỏ hay vàng bởi chứa nhiều vitamin có lợi, chẳng hạn dưa hấu, cà chua, táo, quýt, cam,... Buổi tối, mẹ nên cho sĩ tử ăn 1 - 2 quả chuối để có thêm vitamin, khoáng chất và ngủ ngon giấc.
Rau xanh
Rau xanh chứa nhiều vitamin, giúp chuyển đổi thức ăn thành năng lượng. Chất xơ trong rau xanh hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Rau xanh có nhiều canxi, vitamin K, giúp cải thiện mật độ xương và làm cho chúng luôn ổn định, khỏe mạnh. Hàm lượng vitamin trong rau xanh có khả năng chống trầm cảm, căng thẳng và lo âu trong mùa thi.
2. Nguyên tắc cho bữa sáng đủ chất
Ngoài việc đảm bảo đủ chất dinh dưỡng tiếp sức cho mùa thi của trẻ, theo ý kiến của bác sĩ CKII Dương Công Minh, Trưởng khoa Dinh dưỡng Tiết chế, Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM, mẹ cần lưu ý đến một số nguyên tắc:
● Bữa ăn sáng chiếm khoảng 30 – 40% tổng nhu cầu năng lượng hàng ngày của trẻ.
● Tuyệt đối không cho trẻ bỏ bữa ăn sáng.
● Giúp trẻ ăn sáng đầy đủ: bữa sáng dinh dưỡng, đa dạng, dễ tiêu, đủ 4 nhóm chất (đạm – đường – Béo – Rau)
● Không ép trẻ ăn quá no hơn mức cần thiết sẽ làm bé dễ buồn ngủ kém tập trung tư duy.
● Không sử dụng thức uống có gaz, nước ngọt, thức ăn quá nhiều dầu mỡ …làm trẻ ậm ạch, đầy bụng khó tiêu.
● Khi bước vào một kỳ thi, lựa chọn một buổi ăn sáng hợp lý không nên quên chọn sữa như một thành phần không thể thiếu trong thực đơn của trẻ, vì: sữa dễ sử dụng, tiêu hóa hấp thu tốt, thành phần dinh dưỡng hợp lý.