Mức độ chuyển hóa năng lượng cơ bản của trẻ em gấp khoảng 1,5 lần so với người lớn nên phụ huynh cần chú ý bổ sung năng lượng cho trẻ thường xuyên hơn trong ngày qua các bữa phụ đủ dinh dưỡng, hợp lý và tiện lợi.
1. Tầm quan trọng của bữa phụ
Bữa phụ là cách gọi để phân biệt với 3 bữa chính - sáng, trưa, tối. Mặc dù tên gọi như vậy nhưng bữa phụ lại vô cùng quan trọng trong việc tăng cường dinh dưỡng cho trẻ mỗi ngày.
Trung bình cứ sau 3-4 giờ, cơ thể trẻ lại cần được bổ sung năng lượng (thông qua đồ ăn hoặc uống). Tuy nhiên, dạ dày của trẻ lại nhỏ, lượng thức ăn trẻ dung nạp trong 3 bữa chính chỉ có thể đáp ứng khoảng 70-75% tổng nhu cầu năng lượng cần thiết trong ngày. Vì vậy, để có đủ năng lượng cho các hoạt động thể chất và trí tuệ, mẹ cần bổ sung phần năng lượng còn lại thông qua 2-3 bữa phụ.
“Để đáp ứng sự tăng trưởng về thể chất, giúp trẻ không bị đói giữa các bữa chính, có thêm năng lượng vận động, vui chơi và học tập, cha mẹ nên cho trẻ ăn 3 bữa chính và 2 - 3 bữa phụ tùy theo lứa tuổi. Nếu có 3 bữa phụ, cha mẹ nên bố trí vào khoảng 9 giờ sáng, 3 giờ chiều và 9 giờ tối trước khi trẻ đi ngủ”, bác sĩ CKII Đỗ Thị Ngọc Diệp, nguyên Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP. HCM cho biết.
Bên cạnh đó, bữa phụ giúp bổ sung năng lượng thiếu hụt, tăng cường trao đổi chất. Sau giờ học căng thẳng hoặc chơi thể thao tại trường, trẻ càng cần năng lượng dinh dưỡng. Bằng cách cho trẻ dùng bữa phụ, trẻ sẽ đủ năng lượng để học tập tập trung, năng động và tích cực hơn.
Riêng đối với trẻ suy dinh dưỡng, biếng ăn, bữa ăn phụ, bữa ăn xế có vai trò đặc biệt quan trọng, vừa đảm bảo đủ dinh dưỡng vừa đa dạng hóa khẩu phần, tạo sự khác biệt về hương vị để trẻ cảm thấy ngon miệng. Theo Bác sĩ CKII Dương Thị Kim Loan, Trưởng khoa Dinh dưỡng lâm sàng, Bệnh viện Thống Nhất: “Đối với trẻ thừa cân, béo phì, bữa phụ của trẻ nên là các cữ sữa ít béo/không béo, ít năng lượng, giúp trẻ ít tăng cân nhưng vẫn đảm bảo đủ canxi để tăng trưởng chiều cao”.
2. Nên cho trẻ ăn gì trong bữa phụ?
Theo chuyên gia, bữa phụ cho bé hoàn hảo là đảm bảo đầy đủ và cân đối 3 nhóm chất dinh dưỡng: đường, đạm, béo. Nếu dư dả thời gian, mẹ có thể chuẩn bị các món ăn nhẹ, món ăn xế cho bé như bánh khoai dẻo, súp bí đỏ kem tươi, súp gà ngô non, súp khoai tây thịt bò, cháo thịt nạc, nước ép trái cây, bánh flan bí ngô và phô mai…
Bác sĩ Dương Thị Kim Loan chia sẻ thêm: “Mẹ nên chọn các món ăn cho bữa phụ thích hợp để tạo cho trẻ sự thoải mái, dễ tiêu hoá và hấp thu. Khi thời tiết chuyển lạnh, bữa phụ hợp lý sẽ là một ly sữa ấm. Mùa cúm hay đại dịch covid, mẹ nên tăng cường bổ sung vitamin C cho trẻ với bữa phụ là sinh tố trái cây, sữa chua trái cây,…”.
Sữa MILO giúp bổ sung năng lượng bền bỉ cho trẻ sau giờ học hoặc chơi thể thao. Ngoài bổ sung năng lượng bền bỉ, sữa MILO còn chứa canxi, vitamin và khoáng chất giúp xương chắc khỏe, cơ săn chắc, hỗ trợ phát triển chiều cao, hỗ trợ khả năng miễn dịch và khả năng tập trung của trẻ. Tùy theo độ tuổi và sở thích của trẻ, mẹ có thể lựa chọn các sản phẩm khác nhau của Nestle MILO như Milo bột, Milo hộp...
Bữa phụ cần đảm bảo dinh dưỡng nhưng không nên ảnh hưởng đến bữa chính và thời gian nghỉ ngơi, thư giãn của trẻ. Với bữa phụ sáng và chiều, nếu không có thời gian chuẩn bị, mẹ chỉ cần chuẩn bị 2 hộp sữa MILO là trẻ đã có nguồn dinh dưỡng, năng lượng cân bằng, hỗ trợ tích cực cho hoạt động thể chất và trí tuệ trong ngày.
Tham khảo thêm bài viết: Chuẩn bị bữa phụ cho bé như thế nào cho đúng?