Những năm gần đây, thể dục giữa giờ không chỉ là hoạt động bắt buộc, mà còn trở thành phương pháp tạo hứng khởi trong mỗi buổi học và truyền cảm hứng cho lối sống năng động ở trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện.
Tiếng trống trường vang lên, từng dãy học sinh xếp hàng thẳng thớm và thực hiện các động tác từ tay, chân, hông theo nhịp trống gõ. Hình ảnh ấy đã quá quen thuộc vào mỗi đầu và giữa buổi học tại tất cả ngôi trường của Việt Nam. Tuy nhiên trước đây, hoạt động này mới dừng lại ở quy định bắt buộc và chưa được quan tâm đúng mực.
Xã hội phát triển kéo theo ý thức giữ gìn và rèn luyện sức khoẻ ngày càng cao. Đặc biệt, những hoạt động như tập thể dục đầu giờ, giữa giờ tại các trường được chú trọng và hưởng ứng. Không chỉ rèn luyện sức khoẻ, bài tập thể dục còn lên dây cót cho trẻ trước khi bước vào tiết học tiếp theo. Hoạt động đồng thời hỗ trợ tinh thần tỉnh táo, tiếp thu kiến thức hiệu quả hơn.
Hội thi thể thao không những mang đến sân chơi mới, mà còn thúc đẩy các em rèn luyện thể chất.
Tháng 4/2011, Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc được phê duyệt. Trong đó, nhiệm vụ nâng cao chất lượng giờ học thể dục chính khóa; tổ chức các hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa, hướng dẫn học sinh tự luyện tập thể dục thể thao để tăng cường thể lực, cải thiện chiều cao thân thể đóng vai trò quan trọng.
Thấu hiểu vai trò của thể dục thể thao và có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tổ chức hoạt động rèn luyện sức khoẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện, Milo đã phối hợp với ban đề án 641 sáng tạo, xây dựng bài tập thể dục mới và tổ chức hội thi thể dục đồng diễn, võ cổ truyền tại nhiều tỉnh thành trong đó có Phú Yên trong khuôn khổ chương trình Năng động Việt Nam. Qua đó, học sinh có thể chủ động tham gia với tinh thần hào hứng mà không phải hoạt động bắt buộc.
Thể thao là yếu tố quan trọng kết nối các thầy cô cũng như học sinh.
Hội thi năm nay thu hút 9 huyện với gần 400 học sinh, được chọn lọc từ các trường tiểu học tại Phú Yên. Mỗi đội tham dự sẽ thực hiện 3 nội dung bắt buộc gồm thể dục buổi sáng - bài Vươn cao Phù Đổng, thể dục giữa giờ - bài Năng động Việt Nam và võ cổ truyền. Mỗi bài thi được đánh giá theo tiêu chí kỹ năng thực hiện; trình diễn thống nhất; chuyển động phù hợp; biểu cảm tự tin, giàu năng lượng…
Bên cạnh hội thi, hơn 250 chuyên viên của các phòng GDĐT, giáo viên thể dục đã được chuyên gia, võ sư giàu kinh nghiệm đến từ văn phòng Ban điều phối đề án 641 và Liên đoàn Võ cổ truyền Việt Nam tập huấn về bài thể dục buổi sáng, thể dục giữa giờ và võ cổ truyền mới. Bài tập được đánh giá có nhiều động tác phù hợp với thể lực của học sinh tiểu học, đa dạng nhưng dễ tập, nhạc nền vui tươi mang lại sự hứng khởi cho các em.
Với những tỉnh cơ sở vật chất còn hạn chế như Phú Yên, hội thi thể dục đồng diễn và bài tập mới giúp các em tích cực rèn luyện thể chất hơn, tìm được phương pháp phù hợp lứa tuổi. Chị Huỳnh Mai Duy Hiếu (Phú Hòa, Phú Yên) bộc bạch, ở quê không có điều kiện như thành phố nên con chị thường chỉ bơi sông, hồ. Chính vì vậy, thể dục đồng diễn do Milo phối hợp tổ chức mở ra cơ hội cho bé được vận động.
Vượt ngoài giá trị rèn luyện sức khỏe, thể thao giúp trẻ biết quan tâm đến đồng đội.
“Không còn ngồi nhà xem TV sau khi đi học về, bé có nhiều buổi tập và tinh thần luôn vui vẻ, hoạt bát, trò chuyện với bạn nhiều hơn sau giờ học. Khi có thông báo thi đấu tập hợp đội tuyển, bé hào hứng đăng ký ngay. Trước buổi thi, bé hồi hộp đến nỗi ngủ được. Điều ấy khiến tôi rất vui”, chị Duy Hiếu chia sẻ.
Vượt khỏi khuôn khổ cuộc thi, hoạt động thể dục đồng diễn và động tác mới của chương trình Năng động Việt Nam đã truyền cảm hứng sống năng động cho trẻ. Từ đây, trẻ ý thức bồi dưỡng thể chất bên cạnh việc học tập ở trường.
Thể thao mở ra trải nghiệm mới cho trẻ.
Chương trình Năng động Việt Nam do Milo phối hợp thực hiện bao gồm chuỗi hoạt động thể thao như Giải bóng đá học đường, Hội khỏe Phù Đổng, Giải bóng rổ học sinh TP.HCM, Giải Vovinam, Giải bơi lội học sinh toàn thành, Trại hè năng lượng, Ngày hội đi bộ vì thế hệ Việt Nam năng động… Tất cả đều nhằm thực hiện sứ mệnh truyền cảm hứng về vai trò của luyện tập thể thao trong cộng đồng nói chung và trẻ em trong độ tuổi 6-17 nói riêng, bên cạnh việc cung cấp nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ.
Tác giả: Giang Di Linh - Ái Tân Luật
Nguồn: Zing