Những giờ phút vui chơi vận động, tập thể dục tại nhà của con sẽ rất vui vẻ, tích cực và lành mạnh nếu cha mẹ tận dụng những mẹo nhỏ dưới đây.
1. Không nên cho trẻ dùng các thiết bị công nghệ quá sớm, có thói quen vận động và bé tập thể dục thể thao từ nhỏ
Trẻ em hiện nay được tiếp xúc với điện thoại thông minh, máy tính bảng... từ khi còn rất nhỏ. Tuy nhiên, nếu sự “giao khoán" này không có sự kiểm soát, sẽ rất dễ dẫn đến những tác hại khôn lường về sức khỏe như: Tăng nguy cơ béo phì, giảm thị lực, ảnh hưởng hệ cơ xương, hạn chế khả năng giao tiếp...
Theo các chuyên gia y tế, cha mẹ nên hạn chế trẻ em dưới 6 tuổi sử dụng các thiết bị điện tử, điện thoại, máy tính… Chỉ nên xem 1 giờ/ngày và tối đa là 3 giờ/ngày. Phụ huynh nên kiểm soát thời gian con dành cho thiết bị công nghệ mỗi ngày, khuyến khích bé tập thể dục và tham gia các trò chơi vận động nhiều hơn.
2. Giám sát và chơi cùng trẻ
Từ 0-6 tuổi, trẻ học mọi thứ qua trò chơi. Khi chơi, cảm xúc và tinh thần con trẻ được vui vẻ nên sẽ tiếp thu thông điệp tốt nhất. Đây cũng là giai đoạn quan trọng đối với sự phát triển về cả thể chất, trí tuệ lẫn nhân cách của trẻ. Nếu cha mẹ quá bận rộn và không có thời gian chơi cùng con, những giờ vui chơi của chúng sẽ trở nên buồn chán, trống vắng và khiến trẻ tự hỏi: Liệu cha mẹ có yêu thương mình không?
Ngược lại, phụ huynh dành nhiều thời gian tương tác, vui chơi cùng con sẽ giúp các bé cảm nhận được tình yêu thương từ gia đình, cảm thấy an toàn và tạo thêm nhiều kỷ niệm ý nghĩa từ khi con nhỏ. Ngoài ra, chơi cùng trẻ cũng sẽ giúp cha mẹ giám sát con dễ dàng và an toàn hơn.
3. Tạo thói quen, không gian và thời gian phù hợp cho trẻ tập thể dục tại nhà
Phần lớn bậc cha mẹ Việt Nam luôn xếp trò chơi vận động sau những ưu tiên học tập nên thường không tạo thói quen và không gian chơi phù hợp cho trẻ tại nhà. Theo khảo sát của Viện nghiên cứu giáo dục phát triển tiềm năng con người (IPD), trẻ em Việt Nam dành hơn 3 giờ mỗi ngày cho các hoạt động giải trí như xem tivi hay chơi điện tử. Trong khi đó, môn giáo dục thể chất tại trường học chỉ chiếm 90 phút trên tổng số 1.125 phút học tập mỗi tuần.
Vì thế, ngoài những giờ học tập căng thẳng, cha mẹ có thể tạo những hoạt động hoặc trò chơi vận động để trẻ giải lao, thư giãn đầu óc, vừa thêm gắn kết các thành viên trong gia đình như: Đạp xe, bơi lội, nhảy dây, chạy bộ... 3-4 buổi/tuần. Hoặc phụ huynh có thể tổ chức các trò chơi vận động, hoặc cho bé tập thể dục tại nhà như: Ném bóng vào giỏ, bóng rổ, trốn tìm...
Cha mẹ cũng nên khuyến khích các bé tập thể dục tại chỗ trong thời gian nghỉ giải lao giữa các giờ học. Những bài vận động đơn giản sẽ giúp cơ thể trẻ khoẻ mạnh, tinh thần phấn chấn và nâng cao hiệu quả học tập.
4. Nạp dinh dưỡng cần thiết cho trẻ trước và sau khi bé vận động, bé tập thể dục thể thao
Những trò chơi vận động thể chất sẽ chỉ gói gọn trong 2 chữ mệt mỏi nếu như cơ thể trẻ không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Lúc này, mẹ hãy “tiếp sức" cho con bằng món ăn nhẹ là 2 hộp MILO trước và sau những giờ chơi thể thao để trẻ được bổ sung năng lượng đầy đủ và nhanh chóng.
Với công thức Activ-Go, cơ thể con sẽ được bổ sung loạt dưỡng chất cần thiết:
● Phản ứng Thiamin (B1), riboflavin (B2) hỗ trợ quá trình biến dưỡng chất đường
● B6 (pyridoxine) và B12 (cyanocobalamin) bảo vệ hệ thần kinh mong manh của trẻ một cách tối đa
● Canxi để làm dịu não bộ sau những trận cầu nảy lửa
● Magie làm giảm stress, phốt pho tiếp năng lượng giúp con hứng khởi đến tận cuối ngày
Để con luôn tràn đầy năng lượng khi tham gia các hoạt động thể lực, mẹ đừng quên chuẩn bị con 2 hộp MILO để dùng trước và sau khi bé vận động và bé tập thể dục thể thao nhé.
Tham khảo thêm bài viết: Cân bằng việc bé học tập và bé tập thể dục thể thao có lợi thế nào với trẻ?