Rectangle 458.png - Cloned fad-m.jpg - Cloned

30/05/2021

Nestle MILO dùng vỏ hộp cũ ‘xây’ hành tinh xanh

Nestle MILO dùng vỏ hộp cũ ‘xây’ hành tinh xanh

Các doanh nghiệp toàn cầu bắt đầu đóng góp vào quá trình bảo vệ hành tinh, trong đó tái chế bao bì là bước đi đầu tiên.
Không chỉ bắt kịp xu hướng tiêu dùng, việc tái chế, tái sử dụng vỏ hộp dự kiến giúp thị trường bao bì tăng trưởng đến 59 tỷ USD vào năm 2026 ( ), đồng thời góp phần đưa nền kinh tế tuần hoàn trở nên phổ biến toàn cầu.

“Vòng đời” của những vỏ hộp

Không giống nền kinh tế tuyến tính, với nền kinh tế tuần hoàn, tài nguyên sẽ được tái tạo, thay vì sử dụng và vứt bỏ. Các nhà hoạch định chính sách và những người có ảnh hưởng đang vận động chính phủ, doanh nghiệp toàn cầu tham gia nền kinh tế tuần hoàn, nhằm phục hồi sau đại dịch Covid-19.

Số liệu của Ellen MacArthur Foundation (Quỹ sáng kiến kinh tế mới trong ngành nhựa) chỉ ra nền kinh tế tuần hoàn áp dụng trên phạm vi toàn cầu có thể giảm 80% khối lượng nhựa thải ra đại dương mỗi năm, tiết kiệm 200 tỷ USD/năm, giảm 25% lượng phát thải khí nhà kính và tạo ra 700.000 việc làm vào năm 2040.
Dựa trên những phân tích trên, tổ chức này đã đề ra các cơ hội “đầu tư vòng tròn” trên 5 lĩnh vực kinh tế chính, trong đó nhấn mạnh vào lĩnh vực bao bì.

Đón đầu xu hướng toàn cầu, nhiều doanh nghiệp định hướng phát triển bền vững tại Việt Nam đã bắt đầu nhập cuộc tái chế, tái sử dụng vỏ hộp, và Nestle là một trong số đó.

Thương hiệu đặt mục tiêu không bao bì của Nestle Việt Nam, kể cả nhựa, thải ra môi trường dưới dạng rác và cam kết 100% có thể tái chế hoặc tái sử dụng vào năm 2025. Để hiện thực hóa tuyên bố, Nestle nghiên cứu nhiều giải pháp sáng tạo và thực hiện chuỗi hành động thiết thực tập trung 3 lĩnh vực: Phát triển bao bì bền vững, định hình một tương lai không rác thải, nâng cao nhận thức và dẫn dắt hành vi tiêu dùng mới.
 

Vỏ hộp đã sử dụng được thu gom để tái chế thành bảng bóng rổ - 1

Cam kết của Nestle Việt Nam là tất cả vật liệu trong sản xuất hộp đồ uống như sợi giấy, nhựa, nhôm… được tái chế, tái sử dụng bằng những kỹ thuật chuyên biệt. Vật liệu được biến thành các sản phẩm mới, cắt giảm lượng chất thải được đưa đến bãi chôn lấp và giảm nhu cầu tài nguyên.

Xuất hiện trên bao bì các sản phẩm Nestle MILO từ năm 2019, thông điệp ý nghĩa "4 bước đơn giản tái sinh vỏ hộp sữa" đã trở nên quen thuộc với người tiêu dùng. Cuối năm 2020, qua cuộc thi "Hành trình xanh - Tái sinh vỏ hộp sữa", thông điệp trên một lần nữa được thương hiệu nhấn mạnh. Đến nay, cuộc thi đã thu hút gần 400 trường mầm non và tiểu học tại TP.HCM, với hơn 280.000 học sinh đăng ký tham gia.

Vỏ hộp đã sử dụng được thu gom để tái chế thành bảng bóng rổ - 2


Vỏ hộp đã sử dụng được công ty thu gom để tái chế thành các thùng phân loại rác, bảng bóng rổ và trạm cổ động thể thao. Thành công của chiến dịch thu gom vỏ hộp sữa không chỉ dừng lại ở con số 35 tấn rác thải được “tái sinh”, mà còn tạo nên một quy trình tái chế đơn giản, phổ biến, áp dụng được cho hầu hết người tiêu dùng, trong đó có trẻ em.
Đánh giá về sự lan tỏa của chiến dịch, ông Ali Abbas - Giám đốc Ngành hàng MILO và sữa Công ty Nestle Việt Nam - cho biết lý do nằm ở cách thương hiệu truyền tải thông điệp tái sinh vỏ hộp. Thông điệp “4 bước đơn giản tái sinh vỏ hộp sữa” giúp thế hệ tương lai hiểu được mỗi hành động của cá nhân đều có tác động đáng kể đến môi trường, từ đó, tự nâng cao ý thức bảo vệ, giữ gìn hành tinh xanh.  

Quy trình tái chế ngắn gọn với tiêu chí “dễ nhớ, dễ thực hiện, dễ chia sẻ” tạo nên thói quen mới cho người tiêu dùng. Chỉ với 4 bước đơn giản: Đẩy ống hút vào trong, mở hai tai hộp, xếp dẹp, đưa đến nơi thu gom và tái chế rác thải, vỏ hộp sữa đã được “tái sinh” thành các vật dụng quen thuộc. Từ 3,5 triệu vỏ hộp được thu gom, 360 thùng phân loại rác, 50 trụ bóng rổ đã ra đời và được trao tặng cho các trường học trên địa bàn thành phố.

MILO - Hành Trình xanh
Bên cạnh đó, Nestle Việt Nam cũng đặt mục tiêu đồng hành với Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xây dựng ít nhất 30 sân chơi “Năng động Việt Nam” trên toàn quốc trong hai năm 2020 và 2021. Thông qua các sân chơi được triển khai từ chương trình “Hành trình thứ 2 của lốp xe” trên cả nước, Nestle Việt Nam lắp đặt thêm bộ trụ bóng rổ, khung thành bóng đá và những vật dụng khác. Sân chơi “Năng động Việt Nam” được khánh thành giữa năm 2020 tại thị trấn Tứ Trưng (huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc) là bước đi đầu tiên trong hành trình mang nụ cười đến với trẻ thơ nông thôn của Nestle Việt Nam.

Trong mục tiêu ngắn hạn, thương hiệu đang từng bước áp dụng thí điểm mô hình khu vườn tái chế vỏ hộp sữa trong năm nay.

Trước đó vào đầu năm ngoái, Nestle Việt Nam đã công bố bước đột phá trong “cuộc chiến” chống rác thải nhựa bằng cách giới thiệu ống hút giấy cho sản phẩm Nestle MILO. Điều này đồng nghĩa với việc 16 triệu ống hút nhựa sẽ “biến mất”, góp phần làm giảm 6,7 tấn rác thải nhựa vào năm 2020. Cùng với Nestle MILO, Nestle Nesvita cũng là sản phẩm tiên phong trong việc sử dụng ống hút giấy để bảo vệ môi trường.

Nhờ sáng kiến này, Nestle Việt Nam đã trở thành là doanh nghiệp thực phẩm đầu tiên tại Việt Nam sử dụng ống hút giấy có chứng nhận FSC cho các sản phẩm dinh dưỡng uống liền.

Vỏ hộp đã sử dụng được thu gom để tái chế thành bảng bóng rổ - 3


 
Với những hành động thiết thực, Nestle MILO đang dần chạm tay vào mục tiêu giảm thiểu 75% rác thải nhựa trên biển và đại dương của Chính phủ Việt Nam vào năm 2030. Đây cũng là hành động cụ thể để từng bước hoàn thành khát vọng: Không bao bì nào của Nestle, kể cả nhựa - thải ra môi trường dưới dạng rác.

Từ tái chế bao bì đến hiện thực hoá mục tiêu xanh

Không dừng lại ở công tác tái chế bao bì và sử dụng ống hút giấy thân thiện môi trường, trong cam kết phát triển, định hình một tương lại không rác thải, tất cả nhà máy của Nestle tại Việt Nam đều đạt chuẩn không có chất thải rắn chôn lấp ra môi trường, đồng thời tạo ra giá trị giá tăng từ rác.

Cụ thể, toàn bộ chất thải rắn được xử lý theo công nghệ đốt thu hồi nhiệt 100% và tái sử dụng, tro được hóa rắn làm xi măng hay gạch không nung cho các công trình dân dụng và thương mại… Việc sử dụng năng lượng tái tạo đã giúp công ty cắt giảm 60% khí CO2 thải ra môi trường so với một thập niên trước, góp phần xây dựng và hoàn thiện một nền kinh tế tuần hoàn.

Vỏ hộp đã sử dụng được thu gom để tái chế thành bảng bóng rổ - 4


 
Nestle Việt Nam còn hợp tác với các công ty hàng đầu trong ngành hàng tiêu dùng và đóng gói để cho ra đời Liên minh tái chế bao bì Việt Nam - PRO Việt Nam. Liên minh hướng đến nâng cao nhận thức người tiêu dùng về phân loại và tái chế; tăng cường hệ sinh thái thu gom bao bì hiện hữu (các đơn vị tái chế địa phương, người thu gom, cửa hàng bán đồ cũ phế thải…); hỗ trợ chương trình tái chế của nhà máy xử lý nhằm hạn chế tối đa rò rỉ bao bì ra môi trường. PRO Việt Nam cũng đặt mục tiêu đến năm 2030, tất cả bao bì đóng gói của các thành viên sẽ được thu gom và tái chế.

Quá trình thúc đẩy định kinh tế tuần hoàn, qua việc tạo điều kiện thu gom và tái chế bao bì sản phẩm, cho thấy nỗ lực của Nestle trong việc bảo vệ môi trường tại Việt Nam.

Theo lời của Giám đốc Ngành hàng MILO và sữa Công ty Nestle Việt Nam, thương hiệu luôn gắn hoạt động sản xuất kinh doanh với phát triển bền vững. “Tận dụng mối quan hệ hợp tác cởi mở với các doanh nghiệp bình đẳng, cũng như khuyến khích người tiêu dùng thay đổi hành vi và thói quen sử dụng chất thải nhựa, Nestle mong muốn đóng góp một phần cho môi trường Việt Nam”, ông Ali Abbas nói.

Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, Nestle Việt Nam là một trong những doanh nghiệp nhiều năm liền nằm trong Top 10 doanh nghiệp phát triển bền vững. Tại hội nghị thường niên vì sự phát triển bền vững do VCCI-VBCSD chủ trì, Nestle Việt Nam là công ty duy nhất được mời chia sẻ những thông lệ về phát triển bền vững.
 
 

Ông Ali Abbas - Giám đốc Ngành hàng MILO và sữa, Công ty Nestle Việt Nam

Song song với việc triển khai hàng loạt hoạt động vì môi trường, Nestle đang nghiên cứu, tìm kiếm các vật liệu thay thế để bảo vệ hành tinh. Thương hiệu đã chính thức đưa vào hoạt động Viện Nghiên cứu Khoa học Bao bì Nestle (Institute of Packaging Sciences) tại Lausanne, Thụy Sĩ. Viện chuyên nghiên cứu các vật liệu bao bì bền vững từ giấy cũng như những hợp chất phân hủy sinh học có thể tái chế ( ). Tin vui này mở ra nhiều kỳ vọng cho người tiêu dùng toàn cầu và cả Việt Nam trong hành trình chung tay bảo vệ môi trường.

“Sản xuất bao bì nhựa tái chế an toàn với thực phẩm là một thách thức. Đó là lý do ngoài giảm thiểu sử dụng nhựa và thu gom chất thải, chúng tôi muốn thu hẹp vòng lặp và tạo ra nhiều loại nhựa có thể tái chế vô hạn hơn. Đây cũng là một trong những cam kết của chúng tôi với tổ chức vì môi trường Ellen MacArthur, nhằm tạo ra một nền ‘kinh tế vòng tròn’ cho nhựa” ( ), ông Ali Abbas chia sẻ.
Tham khảo thêm bài viết: Nestle MILO áp dụng ống hút giấy, tái sinh vỏ hộp sữa giảm rác thải