Rectangle 458.png fad-m.jpg

02/05/2019

MÓN NÀO KHIẾN TRẺ NGÁN BỮA ĂN?

MÓN NÀO KHIẾN TRẺ NGÁN BỮA ĂN?

Ai cũng hiểu có thực mới vực được đạo. Trẻ ăn không đủ lấy sức đâu mà lớn, mà học! Nhưng nếu tưởng vì thế phải "nhồi" cho trẻ càng nhiều càng hay thì lầm! Chất lượng là tiếng kép, phải đi đôi mới hoàn hảo. Theo đúng trình tự, lượng tuy quan trọng nhưng lúc nào cũng theo sau chất. Thường hể đủ chất khó thiếu lượng. Nói cách khác, ép trẻ ăn đến căng bụng nhưng vô bổ chỉ làm hại lá gan phải bỏ công giải độc. Các nhà nghiên cứu ở đại học Essen, CHLB Đức, đã chứng minh là ngay cả với bữa ăn thanh đạm nhưng hàm lượng dưỡng chất vẫn không thấp nhờ tiến trình dung nạp được triển khai một cách tối ưu vì "thực khách nhí" ngồi vào bàn ăn với cảm giác ngon và rời phòng ăn với cảm giác vui.

 Nói như thế không lẻ món ăn không quan trọng bằng vị giác? Đúng vậy. Nhờ nhiều mô hình nghiên cứu hiện đại trong thập niên này, hiện không ai nghi ngờ về vai trò đa dạng của thần kinh vị giác. Nếu tưởng chỉ cần món ăn dồi dào dưỡng chất đã đủ để cơ thể khỏe mạnh thì chỉ gần đúng. Món ăn bổ dưỡng đồng thời phải ngon miệng! Tâm trạng thoải mái trong bữa ăn, cảm giác hài lòng vì ngon miệng sau bữa ăn thậm chí quan trọng hơn thành phần dưỡng chất trong khẩu phần! Endorphine, nội tiết tố được tuyến yên phóng thích để gia chủ có giấc ngủ yên bình, lạc quan khi thức dậy và xem stress như chuyện nhỏ, rõ ràng bội tăng khi thực khách hài lòng. Đó chính là đòn bẩy để trẻ năng động nhưng không háo động. Ngược lại, trẻ dễ quạu nếu trẻ phải ăn nhanh vì bị hối thúc, trẻ nuốt một cách nhát gừng vì mãi liếc máy truyền hình và nhất là khi trẻ ớn tới cổ nhưng vẫn phải nuốt món dở ẹc do đầu bếp nấu món ăn theo công thức vô vị vì chỉ lo dưỡng chất mà quên khẩu vị rất nhạy bén, rất sành điệu của trẻ. Người lớn có thể giả dối khi khen món ăn để lấy lòng người đối diện nhưng trẻ con thì không, trẻ con hầu như bao giờ cũng thành thật với nhận xét cho dù lời thật của trẻ có mất lòng người lớn!

 

Thế thì có cách nào để thần kinh vị giác của trẻ chín bỏ làm mười? Có chứ, nếu người nuôi trẻ đừng quên tiếp sức cho hệ thần kinh của trẻ với khoáng chất có tác dụng trấn an như canxi, khoáng chất có tác dụng tăng sức chịu đựng như manhê, các vitamin tác dụng biến buồn thành vui như tập thể vitamin nhóm B trong mầm lúa mạch nguyên cám. Đó cũng chính là đáp án của câu hỏi vì sao trẻ có MILO trong chế độ dinh dưỡng ít khi biếng ăn nếu so sánh với nhóm đối chứng thậm chí thừa thịt, thừa đường trong khẩu phần nhưng thiếu … MILO!