Năm học mới, trẻ đi học lại sẽ không tránh khỏi sự uể oải do “lệch” nhịp sinh học khi chuyển từ “chế độ” vui chơi thoải mái sang học hành nghiêm túc. Tuy nhiên, mọi chuyện sẽ được cải thiện nếu ba mẹ giúp trẻ chuẩn bị tâm lý, duy trì chế độ dinh dưỡng và vận động đúng cách.
Cùng con chuẩn bị cho năm học mới
Sau mấy tháng nghỉ hè tha hồ ăn, ngủ, chơi tẹt ga, bước vào năm học mới, trẻ sẽ có tâm lý chưa sẵn sàng, dù háo hức đến mấy nhưng vẫn sẽ có cảm giác tiếc nuối vì kỳ nghỉ dài đã kết thúc. Theo Thạc sĩ Tâm lý - Giảng viên trường Cao Đẳng Sư Phạm Trung Ương TP.HCM Tô Nhi A, nếu trẻ được chuẩn bị tốt về tâm lý, trẻ sẽ hào hứng cho ngày đầu tiên trở lại trường. Tuy nhiên, đa phần trẻ sẽ cảm thấy chưa sẵn sàng vì tiếc nuối với thời gian nghỉ hè trước đó. Đồng thời, tâm lý chung của các bé sẽ có phần lo lắng về những thay đổi khi lên lớp mới. Biểu hiện dễ thấy nhất đối với trẻ còn nhỏ là một số hành động kháng cự lại việc đi học.
Chuẩn bị tâm lý cho con là việc cần thiết để trẻ vui vẻ đến trường.
Phụ huynh có thể cùng con đón chào năm học mới bằng cách tham gia chuẩn bị dụng cụ học tập với con, chủ động đưa con đến trường, cùng con xem qua một số bài mới trong sách giáo khoa,… để con "sắp xếp" tâm lý, sẵn sàng hơn khi bước vào năm học.
Ngoài lý do tâm lý, nguyên nhân khiến trẻ dễ cảm thấy uể oải trong những ngày đầu của năm học là do nhịp sinh học của cơ thể chưa điều chỉnh kịp. Cơ thể chưa kịp thích ứng với trạng thái từ thoải mái sang tuân thủ giờ giấc nghiêm túc của năm học. Nên ngay trước thời điểm bắt đầu năm học mới 1 tuần, phụ huynh cần giúp trẻ thiết lập lại lịch sinh hoạt tương ứng với thời gian đi học để trẻ quen dần với việc vào khuôn khổ trở lại.
Bổ sung dinh dưỡng đúng cách
Một trong những lý do quan trọng khác khiến trẻ dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi là bữa sáng không đảm bảo đủ dinh dưỡng. Hình ảnh thường thấy của nhiều gia đình Việt hiện đại vào buổi sáng là hối hả, ăn sáng vội, qua loa, ăn để không đói nhiều hơn là đảm bảo đủ chất. Các chuyên gia dinh dưỡng đã khuyến cáo, bữa sáng phải chiếm 30% tổng năng lượng trong cả ngày, nhưng bữa sáng của trẻ em Việt hiện chỉ đáp ứng được 20% năng lượng cần thiết. Sự thiếu hụt này khiến trẻ nhanh "cạn pin" vào giữa buổi dẫn đến sự mệt mỏi, uể oải, không tập trung.
Bác sĩ Lương Lễ Hoàng, hiện công tác tại Phòng Nội khoa EUROVIE, cho biết: "Cơ thể trẻ liên tục hoạt động trong giấc ngủ và vì thế tiêu hao nhiều năng lượng. Nhu cầu này phải nhân đôi nhân ba nếu trẻ thức khuya vì học, chơi quá trễ và phải dậy sớm đến trường. Vì vậy, bữa sáng là thời điểm bổ sung dinh dưỡng rất quan trọng để trẻ bù đắp vào năng lượng bị tiêu hao và đủ năng lượng cho ngày mới. Bữa sáng cần hội đủ các yếu tố: đủ chất đạm, đường để duy trì năng lượng; đủ các hoạt chất để tăng sức đề kháng và đủ các khoáng chất cần thiết cho quá trình tăng trưởng và tư duy của trẻ trong suốt ngày."
Vì vậy, nếu quá bận rộn và không kịp "thiết kế" bữa sáng đầy đủ dinh dưỡng theo nhu cầu của con, phụ huynh có thể bổ sung năng lượng thêm vào khẩu phần ăn sáng của con các phần "ăn dặm" như: sữa, sữa chua, trái cây,… giúp trẻ nạp đủ 30% năng lượng cần thiết để duy trì sự tỉnh táo, hào hứng trong suốt buổi sáng.
MILO Bữa sáng với bộ ba yến mạch, gạo lứt, lúa mì giúp bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và năng lượng, với tỉ lệ cân bằng các chất đạm – tinh bột – chất béo, giúp "bù đắp" 10% năng lượng còn thiếu của bữa sáng cho trẻ.
Duy trì vận động 1 tiếng mỗi ngày
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc vận động, tham gia các hoạt động thể dục, thể thao mỗi ngày có thể giúp trẻ phòng tránh bệnh béo phì, đồng thời có thể tăng cường sức bền, cải thiện sức khỏe, tăng cường sự năng động và giữ cho tinh thần thêm thoải mái, tích cực. Ý thức được tầm quan trọng của vận động đối với sức khỏe, tinh thần của trẻ, nhiều phụ huynh đã cho trẻ tham gia các hoạt động thể thao trong dịp hè, nhưng thông thường sẽ không tiếp tục duy trì khi vào năm học vì quỹ thời gian eo hẹp. Tuy nhiên, việc duy trì vận động thường xuyên sẽ mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe, tinh thần, và tính cách của trẻ.
Luyện tập 1 môn thể thao sẽ giúp trẻ duy trì vận động mỗi ngày để luôn năng động, tích cực.
Cựu cầu thủ Công Vinh, chia sẻ: "Đối với các cháu nhỏ, được vận động thể chất là điều cần thiết. Khi chơi thể thao, trẻ được vận động toàn diện về cơ thể, não, tay chân nên dễ tái tạo năng lượng, tinh thần luôn ở trạng thái linh hoạt, sẵn sàng, tích cực. Lúc đó, sức học của trẻ sẽ tốt hơn. Đặc biệt, thể thao sẽ giúp trẻ học được những đức tính tốt như: tinh thần đồng đội, sự bền bỉ, tính quyết tâm và rèn luyện niềm đam mê, đồng thời giúp trẻ vui chơi lành mạnh hơn và có nhiều bạn bè hơn. Lý tưởng nhất là có thể duy trì việc vận động, tập luyện thể thao 1 tiếng mỗi ngày. Trẻ cần chọn một môn ưa thích, tập vừa sức và quan trọng là duy trì sự đều đặn mỗi ngày."
Không ai hiểu con bằng ba mẹ, vì vậy, tùy theo tâm tính của mỗi trẻ, phụ huynh cần chọn những cách thức phù hợp để giúp con thoải mái khi bước vào năm học mới. Tuy nhiên, dù với cách nào đi nữa, việc đáp ứng dinh dưỡng cần thiết, bổ sung năng lượng đầy đủ cho con và duy trì sự vận động mỗi ngày là điều cần thiết để trẻ luôn ở trạng thái khỏe khoắn, hào hứng, tràn đầy năng lượng mỗi ngày trong suốt năm học.
Để trẻ có đủ năng lượng bền bỉ cho năm học mới, phụ huynh có thể bổ sung cho trẻ 1 hộp MILO Bữa sáng với tỉ lệ cân bằng đạm – tinh bột – chất béo cùng bộ ba ngũ cốc dinh dưỡng gạo lứt, yến mạch, lúa mì vào mỗi bữa sáng thông thường và thêm sản phẩm MILO uống liền thông thường tiếp thêm năng lượng cho trẻ trong các giờ ra chơi sáng và chiều.
Bên cạnh dinh dưỡng, trẻ nên tập luyện thể thao thường xuyên để có thêm năng lượng vận động, tích cực. "Thể thao là một người thầy tuyệt vời" - dạy cho trẻ những giá trị sống đáng quý như tinh thần đồng đội, sự bền bỉ, lòng quyết tâm và niềm đam mê, giúp trẻ thành công hơn trong cuộc sống và trở thành "nhà vô địch" thật sự. Đó chính là niềm tin của Nestlé MILO.
Với niềm tin ấy, từ năm 2016, Nestlé MILO đã hợp tác với Bộ Giáo dục & Đào tạo và Tổng cục Thể dục Thể thao triển khai chương trình "Năng Động Việt Nam" (Đề án 641), nhằm xây dựng thế hệ trẻ em Việt Nam năng động và khỏe mạnh.
Nguồn: Giadinh