Giờ nghỉ giải lao giữa tiết học giúp trẻ có thời gian bổ sung năng lượng, duy trì hiệu suất học tập, tăng cường tập trung và giảm căng thẳng. Cha mẹ nên chú ý hướng dẫn con nghỉ giải lao đúng cách.
Vận động nhẹ/ thư giãn: Giữa mỗi tiết học trên lớp, học sinh luôn có 5-15 phút nghỉ giải lao để chuẩn bị cho giờ học kế tiếp. Theo Oxford Learning, nghỉ giải lao đóng vai trò quan trọng, giúp học sinh có khoảng thời gian thả lỏng, thư giãn ngắn và “reset” đầu óc để sẵn sàng bước vào tiết học mới. Có trẻ sẽ tranh thủ quãng nghỉ ngắn để trò chuyện, vui chơi với bạn bè, có trẻ chọn tham gia các trò chơi vận động nhẹ, ôn lại bài tập hay bổ sung năng lượng… Vậy đâu là phương pháp nghỉ giải lao hiệu quả và khoa học nhất?
Tập hít thở và thư giãn: Quá trình ôn tập, thu nạp kiến thức mới hay hoàn thành các bài kiểm tra luôn tiêu hao không ít nơ-ron thần kinh, công sức và tâm huyết của học sinh. Việc tranh thủ nhắm mắt và massage quanh vùng mắt để điều tiết thị lực, tránh nhìn các con số và chữ trong thời gian dài liên tục, đồng thời hít thở sâu, thả lỏng tâm trí sẽ giúp trẻ vơi bớt căng thẳng.
Đứng lên di chuyển hoặc tham gia các trò chơi vận động nhẹ nhàng: Sau 45 phút ngồi một chỗ, chẳng còn gì sung sướng bằng việc được đứng dậy khỏi ghế, đi lại nhẹ nhàng trong những phút giải lao ngắn. Theo Oxford Learning, để tái tạo năng lượng cho cơ thể, đầu óc thêm tỉnh táo và giảm bớt căng thẳng sau tiết học, trẻ nên đứng dậy, đi bộ quãng ngắn xung quanh lớp học và hành lang hoặc cùng bạn chơi một số trò chơi vận động nhẹ nhàng.
Không sử dụng thiết bị điện tử: Trong thời đại công nghệ, ngay từ nhỏ, trẻ đã sớm tiếp cận các thiết bị điện tử thông minh như smartphone, máy tính bảng… Tuy nhiên, một khi trẻ đã bước vào giờ học, các thiết bị này lại trở thành tác nhân gây xao nhãng sự tập trung. Ngay cả khi chỉ chơi game hay dùng mạng xã hội trong giờ giải lao, trẻ vẫn có thể bị phân tán tư tưởng và tiếp tục suy nghĩ “mơ màng” trong tiết học mới. Do đó, phụ huynh và thầy cô giáo hãy khuyến khích trẻ tận dụng giờ giải lao để tương tác với xung quanh thay vì cắm mặt vào màn hình.
Trò chuyện và chơi cùng các bạn: Trường lớp là một trong những môi trường quan trọng dạy trẻ kỹ năng giao tiếp và tương tác của trẻ. Theo nghiên cứu của tổ chức giáo dục ERIC, những đứa trẻ thể hiện “năng lực xã hội” như chia sẻ, giúp đỡ, hợp tác với bạn bè thường có xu hướng tiếp thu nhanh hơn và tìm được công việc tốt khi trưởng thành. Những kỹ năng xã hội có thể được phát triển khi trẻ cùng nhau ôn lại bài cũ, trò chuyện về những bộ phim, cuốn sách yêu thích hay giải ô chữ, chơi sudoku... trong lúc nghỉ ngơi để tăng cường kết nối bạn bè và giúp đầu óc thoải mái hơn.
Bổ sung năng lượng nhờ bữa phụ: Sẽ thật thiếu sót nếu bỏ qua việc bổ sung năng lượng trong giờ nghỉ giải lao, bởi điều này sẽ giúp trẻ thêm bền bỉ, sẵn sàng bước vào tiết học mới. Trong những phút giây nghỉ ngơi giữa giờ, trẻ luôn có sự đồng hành của người bạn thân thiết Nestle MILO với công thức Activ-Go độc quyền từ Thụy Sĩ, cung cấp tới 7 loại vitamin, khoáng chất thiết yếu cho cơ thể và sự phát triển trí não. Với dạng MILO hộp giấy tiện lợi và dễ sử dụng, cha mẹ có thể chuẩn bị bữa phụ cho trẻ bằng việc bỏ một hộp sữa vào balo để trẻ bổ sung năng lượng bền bỉ mỗi ngày.
Duy trì thói quen nghỉ giải lao sau mỗi 45-60 phút: Lời khuyên này tưởng đơn giản nhưng lại không kém phần quan trọng. Thay vì cố gắng làm cho xong bài tập về nhà, hoặc đến khi nghỉ giải lao mới cố học thuộc bài cho giờ kiểm tra tiếp theo, trẻ nên sắp xếp kế hoạch chu đáo để giờ nghỉ giải lao thực sự là khoảnh khắc được thả lỏng, thư giãn. Hạn chế nhìn vào bài vở, thư giãn mắt, đứng lên đi lại hay trò chuyện với bạn bè, trẻ sẽ nhận ra trường lớp không chỉ là những tiết học, bài giảng hay kiến thức, mà còn là sân chơi để bản thân được hoàn thiện kỹ năng và bộc lộ cá tính, sở thích của riêng mình.
Tham khảo thêm bài viết: Trẻ nên chơi thể thao bao lâu mỗi ngày?