Trẻ còi cọc, nhẹ cân hơn so với tuổi có thể do dinh dưỡng không đầy đủ, mất cân đối hay chưa được bổ sung năng lượng cần thiết mỗi ngày đúng cách.
Sử dụng chỉ số BMI để xác định đúng cân nặng của trẻ so với tuổi
Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng cao trên thế giới. Đây là vấn đề nhận được sự quan tâm của hầu hết cha mẹ và các chuyên gia y tế. Thường xuyên theo dõi bảng cân nặng cho bé giúp cha mẹ phát hiện sớm tình trạng thiếu cân, những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn và tìm giải pháp điều chỉnh phù hợp.
Trẻ nhẹ cân hơn so với tuổi là tình trạng cân nặng thực tế dưới mức chuẩn theo độ tuổi do Bộ Y tế quy định. Chỉ số BMI giúp xác định chiều cao cân nặng trẻ. Chỉ số này được tính bằng cách chia cân nặng cho bình phương chiều cao. Nếu BMI dưới 18,5 tức là trẻ thiếu cân và nguy cơ cao bị suy dinh dưỡng. Biểu hiện khác là trẻ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, chậm chạp, kém tập trung và ngại vận động.
Chăm sóc không đúng cách trẻ suy dinh dưỡng nhẹ cân so với tuổi
Chăm sóc không đúng cách, chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học, lượng calo trong khẩu phần ăn chưa đủ so với nhu cầu hoặc trẻ hiếu động, vận động liên tục nhưng không được cung cấp năng lượng để bù đắp năng lượng tiêu hao có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị nhẹ cân hơn so với tuổi. Ngoài ra, trẻ nhẹ cân còn do bị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, hệ hô hấp, mắc bệnh tim bẩm sinh, hoặc bị giun sán…
Theo Giáo sư Stephen R. Daniels, Trưởng Khoa Nhi của Trường Y Đại học Colorado, cân nặng của trẻ có liên quan mật thiết với chế độ dinh dưỡng. Chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ và tinh thần. Ngược lại, dinh dưỡng không đủ, mất cân đối là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị nhẹ cân, suy dinh dưỡng.
Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ có sự khác nhau giữa các lứa tuổi nhưng cần đảm bảo đầy đủ nhóm dưỡng chất quan trọng như protein, vitamin, khoáng chất, chất béo và carbohydrate. Những thực phẩm lành mạnh là cách giúp bé tăng cân tự nhiên mà cha mẹ không nên bỏ qua gồm: quả bơ, chuối, khoai tây, bơ đậu phộng…
Nếu trẻ lười ăn, mẹ nên chia khẩu phần thành những bữa nhỏ. Mỗi ngày nên bổ sung thêm từ 1 - 2 bữa phụ cho bé có đủ năng lượng học tập và vui chơi. Mẹ nên trang trí đồ ăn đẹp mắt, hấp dẫn để trẻ có hứng thú và ăn ngon miệng hơn. Không nên duy trì một món ăn trong thời gian dài, điều đó sẽ khiến trẻ cảm thấy nhàm chán, không muốn ăn, hoặc có tâm lý cố gắng “ăn cho xong”.
Một số kinh nghiệm hay cho các mẹ để chăm sóc trẻ biếng ăn
Một số bí quyết mà các mẹ có trẻ biếng ăn nên “bỏ túi” đó là hạn chế cho trẻ ăn vặt, tạo không khí vui vẻ và bắt đầu bằng những món ăn làm trẻ thích thú. Ngoài chế độ dinh dưỡng, cha mẹ nên lập kế hoạch để trẻ luyện tập thể thao đều đặn. Rèn luyện thể thao giúp tăng lưu lượng máu và oxy lên não, nhờ vậy, trẻ tập trung và tiếp thu kiến thức tốt hơn. Thể dục thể thao còn giúp cải thiện tâm trạng và phòng ngừa bệnh trầm cảm.
Sữa là thức uống lành mạnh, bổ sung năng lượng và vô cùng tiện lợi, là lựa chọn tuyệt vời cho trẻ biếng ăn, thiếu cân, có nguy cơ suy dinh dưỡng. Sữa lúa mạch Nestle MILO với dinh dưỡng từ sữa, năng lượng từ mầm lúa mạch, được tăng cường công thức độc quyền Activ-Go từ Thụy Sĩ cùng 7 loại vitamin và khoáng chất, thêm Sắt giúp giải phóng năng lượng hiệu quả cho cơ thể, hỗ trợ phát triển và tăng cường hệ miễn dịch ở trẻ. Từ đó giúp trẻ khỏe mạnh, tinh thần thoải mái, trí tuệ minh mẫn.
Đọc thêm bài viết: Bí quyết giúp mẹ bổ sung năng lượng đủ cho trẻ cả một ngày dài
Trẻ nhẹ cân hơn so với tuổi có thể do chế độ dinh dưỡng không hợp lý, thiếu năng lượng. Điều đó khiến bé mất tự tin và gặp nhiều bất lợi trong xu thế hội nhập toàn cầu. Vì vậy, mẹ nên bổ sung 2 hộp sữa MILO mỗi ngày để trẻ có đủ dinh dưỡng và năng lượng bền bỉ “vươn cao, vươn xa”.
Đọc thêm bài viết: Bí quyết giúp mẹ đảm bảo trẻ có đủ năng lượng cho ngày dài